Căn cứ Khoản 2, 3, 4 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:
“2. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.
3. “Phương pháp kê khai” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.
4. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.”
Nguyễn Thị Kiều My– Đoàn viên Chi đoàn CCT huyện A Lưới
Thông thường vào các dịp cuối năm, dịp lễ Tết, các Doanh nghiệp thường phát sinh các hoạt động cho biếu tặng khách hàng, đối tác hoặc người lao động. Vì vậy Doanh nghiệp phải thực hiện xuất hóa đơn đầu ra đối với hàng cho biếu tặng đó.
- Quy định xuất hóa đơn đối với hàng cho, biếu, tặng
Căn cứ pháp lý quy định về hàng cho biếu tặng, cụ thể như sau:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ như sau: “Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
– Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”
- Nội dung ghi trên hóa đơn đầu ra đối với hàng cho biếu tặng
Theo Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP phải điền các mục sau:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
– Số hóa đơn;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua;
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua;
– Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch;
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử;
– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có);
– Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn bao gồm cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu tặng và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Ngày 20/6/2023, Quốc hội ban hành Luật hợp tác xã số 17/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Trong đó tại Điều 22 Luật hợp tác xã quy định về chính sách thuế, phí và lệ phí đối với Hợp tác xã, cụ thể như sau:
– Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng mức ưu đãi thuế, ưu đãi phí và lệ phí cao nhất trong cùng lĩnh vực, ngành, nghề và địa bàn theo pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
– Không thu lệ phí đăng ký đối với tổ hợp tác, không thu phí công bố nội dung đăng ký trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với:
+ Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Thu nhập của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi tham gia liên kết với cá nhân, tổ chức khác hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức vì mục tiêu phát triển bền vững;
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập hình thành quỹ chung không chia, phần thu nhập hình thành tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Miễn, giảm lệ phí môn bài đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
– Miễn lệ phí trước bạ đối với cá nhân, tổ chức khi chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí./.