Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;

– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật;

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (với mỗi trường hợp được hoàn thuế GTGT là khác nhau) (Cụ thể từ Điều 49 đến Điều 56 trừ điều 53).

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT

Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

Cục thuế Thừa Thiên Huế đồng hành cùng các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chung nhan Tin Nhiem Mang